Một số điểm nổi bật của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về camera giám sát trên ô tô

Cập nhật: 06-10-2020 01:57:48 | Tin tức & Sự kiện | Lượt xem: 363

Một số điểm nổi bật của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về camera giám sát trên ô tô

       Những năm gần đây, hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là loại hình vận tải qua các phần mềm ứng dụng. Bên cạnh sự phát triển của các hoạt động vận tải bằng đường bộ, các vụ tai nạn giao thông và quản lý các phương tiện vận tải đường bộ cũng như các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Do đó, việc điều chỉnh các quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ là cần thiết để kịp thời điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ cũng như góp phần quản lý, giảm thiểu, hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn giao thông. Nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc chấp hành pháp luật về giao thông và tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải bằng xe ô tô hiện nay. Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, điều 4 chương II, Quy định chi tiết về quy trình bảo đảm an toàn giao thông thì cùng với thiết bị giám sát hành trình, Camera hành trình là một trong những thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên xe. Các yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu quản lý đã được nêu rõ tại thông tư. Chi tiết các yêu cầu như sau:

Yêu cầu kỹ thuật với camera giám sát tên ô tô

a) Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định;chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;

c) Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin gồm: biển số đăng ký xe, vị trí (toạ độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây vàcó độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);

d) Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel.

 

Yêu cầu truyền dữ liệu

 

a.  Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường.

b. Dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe.

- Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xetrọng tải xe (sức chứa) (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanhhọ và tên người lái xesố giấy phép lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;

- Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được cập nhật liên tục theo trình tự thời gian và kèm theo các thông tin gồm: biển số đăng ký xe, vị trí (toạ độ GPS) của xe và thời gian.

c. Cấu trúc thông tin kèm theo dữ liệu hình ảnh từ camera như sau:

- Biển số đăng ký xe: viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555;

              - Vị trí (Toạ độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ);

              - Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam.

d. Giao thức truyền dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.

e. Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).

 

Trách nhiệm đơn vị lắp đặt, doanh nghiệp vận tải

 

a. Thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

b. Đầu tư, bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu, đường truyền dữ liệu phải đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu và tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

c. Truyền dẫn chính xác, đầy đủ và kịp thời các dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

d. Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera của đơn vị để phục vụ công tác quản lý, điều hành, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển kiểm soát xe, trọng tải xe (sức chứa) (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), loại hình kinh doanh của các xe thuộc đơn vị quản lý.

e. Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận liên quan theo quy định; xử lý kịp thời lái xe vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị.

f. Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3Điều này.

 

Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

 

a. Đầu tư, xây dựng, quản lý, nâng cấp, bảo trì trang thiết bị phần cứng, phần mềm, đường truyền dữ liệu hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin để tiếp nhận, lưu trữ và khai thác sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe theo quy định xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

b. Cung cấp tài khoản truyền dữ liệu cho các đơn vị vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ do đơn vị kinh doanh vận tải thuê hoặc ủy quyền.

c. Xây dựngphươngthức để các đơn vị thực hiện việctruyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

d. Khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera trên phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc.

e. Cung cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera cho Bộ Giao thông vận tải, Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Sở Giao thông vận tải để phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

f. Bố trí cán bộ theo dõi, vận hành phần mềm, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục trong quá trình khai thác và sử dụng dữ liệu.

g. Lưu trữ trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về dữ liệu tổng hợp lỗi vi phạm của các phương tiện, lái xe tối thiểu là 03 năm; bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu trênphần mềm.

h. Yêu cầu các Sở Giao thông vận tải xử lý vi phạm của lái xe, đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn; theo dõi, đôn đốc Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả xử lý.

Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/7/2020, bãi bỏ các Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô; Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

        Trên đây là một số điểm mới nổi bật Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Nhưng theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) về việc thực hiện quy định lắp camera ghi hình lái xe và hành khách trên xe khách từ 9 chỗ trở lên, xe đầu kéo sơmirơmoóc thì Hiệp hội đã có kiến nghị với Bộ GTVT xin lùi lại thời hạn cuối cùng thêm 2 năm nữa, tức là cuối tháng 6 năm 2023. Cụ thể như sau: “Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đang bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực của sự phá sản. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì tới đầu năm 2022 mới có thể hoạt động trở lại bình thường. Trong khi đó, chi phí cho việc lắp camera khoảng 10.000.000 đồng/xe, mỗi doanh nghiệp phải chi từ 1 ÷ 2 tỷ đồng và toàn quốc khoảng 8 ÷ 9 nghìn tỷ đồng là quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị nếu có tính khả thi và thực sự cần thiết thì xin lùi lại thời hạn cuối cùng thêm 2 năm nữa, tức là cuối tháng 6 năm 2023” (Trích mục 5.2 Báo cáo ngày 18/09/2020 V/v Thực hiện quy định lắp camera ghi hình lái xe và hành khách trên xe khách từ 9 chỗ trở lên, xe đầu kéo sơmirơmoóc - Những vướng mắc và Kiến nghị).

 

 

CHAT ZALO

0977951005 Yêu cầu báo giá